Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hưng Yên ngày càng nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư. Để hiểu hơn về tỉnh thành này, hãy cùng với Gia An Property tìm hiểu thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về tỉnh Hưng Yên

Vị trí địa lý

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, toạ độ 20°36′ và 210 vĩ độ Bắc, 105°53′ và 106°15′ kinh độ Đông. Vị trí địa lý của Hưng Yên giáp với các tỉnh thành:

  • Tỉnh Bắc Ninh ở phía Bắc
  • Tỉnh Hải Dương ở phía Đông
  • Thành phố Hà Nội ở phía Tây, Tây Bắc
  • Tỉnh Thái Bình ở phía Nam
  • Tỉnh Hà Nam ở phía Tây Nam

Vị trí địa lý của Hưng Yên được đánh giá cao khi nằm kề sát thủ đô Hà Nội, nhiều tỉnh thành để giúp cho việc giao thương, đi lại trở nên thuận lợi, dễ dàng. Không chỉ thế, việc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng giúp Hưng Yên sở hữu nhiều cơ hội phát triển về mọi lĩnh vực.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ 

Địa hình, khí hậu

Địa hình: Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Độ cao đất đai nơi đây không đồng đều, các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình chủ yếu cao ở phía Tây Bắc gồm các huyện như Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm. Các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi có địa hình thấp.

Khí hậu: Như nhiều tỉnh thành khác, Hưng Yên cũng thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung năm là 23 độ C, mùa hè là 25 độ C, mùa đông dưới 20 độ C. Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa chính đó là gió mùa Đông Bắc (tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5).

Kinh tế

Hưng Yên là tỉnh có nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, cao. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng giúp cho tỉnh Hưng yên ngày càng phát triển. Bên cạnh những lợi thế, tỉnh cũng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn cần khắc phục. Nhất là đối với ngành du lịch cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng nhằm phục vụ khách trong, ngoài nước.

Dân số – lao động

Về dân số, Hưng Yên có số dân 1,1 triệu người, là tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động chiếm đến 50%. Chính vì thế, trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều KCN để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

Mục tiêu, tính chất lập quy hoạch Thành phố Hưng Yên

  • Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, xã hội, công nghệ của tỉnh
  • TP Hưng Yên là đầu mối giao thông của tỉnh, vùng đồng bằng sông Hồng
  • Là đô thị lịch sự – văn hóa, có điều kiện phát triển trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch
  • Là trung tâm giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ của vùng đồng bằng Bắc Bộ
  • Là một trong 3 đô thị của tam giác kinh tế – đô thị phía Nam thủ đô – khu vực kết nối vùng thủ đô Hà Nội với vùng Đồng bằng duyên hải
  • Cụ thể hóa chiến lược và định hướng phát triển của quốc gia, vùng, tỉnh, thành phố Hưng Yên, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa – không gian đô thị – kiến trúc cảnh quan

Quy hoạch TP Hưng yên sẽ là cơ sở để chính quyền địa phương, tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng, phát triển thành phố. Đây cũng là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển thành phố theo quy hoạch được duyệt.

Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

Hiện, Hưng yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 xã. Đó là Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào cùng các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên

-
Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên

Thành phố Hưng Yên có 17 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: An Tảo, Hiến Nam, Hồng Châu, Lam Sơn, Lê Lợi, Minh Khai, Quang Trung và 10 xã: Bảo Khê, Hoàng Hanh, Hồng Nam, Hùng Cường, Liên Phương, Phú Cường, Phương Chiểu, Quảng Châu, Tân Hưng, Trung Nghĩa.

Bản đồ thị xã Mỹ Hào

-
Bản đồ thị xã Mỹ Hào 

Thị xã Mỹ Hào có 13 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Bạch Sam, Bần Yên Nhân, Dị Sử, Minh Đức, Nhân Hòa, Phan Đình Phùng, Phùng Chí Kiên và 6 xã: Cẩm Xá, Dương Quang, Hòa Phong, Hưng Long, Ngọc Lâm, Xuân Dục.

Bản đồ huyện Khoái Châu

-
Bản đồ huyện Khoái Châu

Huyện Khoái Châu có 25 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Khoái Châu và 24 xã: An Vĩ, Bình Kiều, Bình Minh, Chí Tân, Dạ Trạch, Đại Hưng, Đại Tập, Dân Tiến, Đông Kết, Đông Ninh, Đông Tảo, Đồng Tiến, Hàm Tử, Hồng Tiến, Liên Khê, Nhuế Dương, Ông Đình, Phùng Hưng, Tân Châu, Tân Dân, Thành Công, Thuần Hưng, Tứ Dân, Việt Hòa.

Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên

Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh có 45.700 ha đất nông nghiệp, chiếm 50%/. Đất phi nông nghiệp là 47.322ha, chiếm 50,87%, đất đô thị là 10.112ha, chiếm 10,87%.

-
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên 

Các khu chức năng gồm có:

  • Khu sản xuất nông nghiệp có 39,507ha đất – chiếm 42,47%
  • Khu phát triển công nghiệp có 8.771 ha đất – chiếm 9,43%
  • Khu đất đô thị 3.463 ha – chiếm 3,72%
  • Khu thương mại – dịch vụ có 444ha – chiếm 0,48%
  • Khu dân cư nông thôn có 20.083ha, chiếm 21,59%

Cần chú trọng quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhất là với những khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách, đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, khuyến khích sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả. Khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao, cho thuê. Giám sát chặt chẽ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp…

Quy hoạch phát triển không gian thành phố Hưng Yên

Thông tin quy hoạch đô thị ở Hưng Yên

Theo quy hoạch, lấy trung tâm TP Hưng Yên hiện hữu, khu đô thị đại học Phố Hiến làm trung tâm chính, kết hợp phát triển thành phố các vệ tinh xung quanh. Các trục giao thông chính Bắc – nam, trục Đông – Tây làm các trục động lực phát triển thành phố. Thành phố được chia thành 5 khu vực với tính chất, quy mô diện tích, dân số và chức năng khác nhau. Gồm có:

Khu vực 1: Trung tâm lịch sử hiện hữu

Quy hoạch đến năm 2035, quy mô dân số sẽ khoảng 69.000 người, diện tích 1.464,89 ha. Gồm có các phường Lam Sơn, An Tảo, Hiến Nam, Lê Lợi, Quang Trung, Minh Khai, Hồng Châu và các xã: Bảo Khê, Quảng Châu. Đây là khu vực có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh. Hình thành nên các hệ thống trung tâm về văn hóa, kinh tế, gần với các không gian chức năng của đô thị. Công trình xây dựng trong trung tâm thành phố được hiện đại hóa, cải tạo và chỉnh trang, tạo nên điểm nhấn cho quảng trường, không gian xanh, vườn hoa nhỏ, hướng ra sông Điện Biên, sông Hồng, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan công trình có giá trị lịch sử, văn hóa.

Khu vực 2: Đại học Phố Hiến

Quy mô dân số đến năm 2035 khoảng 1510000 người, diện tích 1040 ha. Phạm vi thuộc các phường An Tảo, Hiến Nam và các Xã: Liên Phương, Trung Nghĩa, Phương Chiểu. Khu đại học gồm tổ hợp giáo dục đại học đa ngành – đa lĩnh vực. Là khu đô thị hiện đại, thúc đẩy sự phát triển thành phố với các ngành du lịch, dịch vụ.

-
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian TP Hưng Yên 

Khu vực phát triển mới phía Bắc

Quy hoạch đến năm 2035, quy mô dân số khoảng 71.000 người, diện tích khoảng 1.001,89 ha. Phạm vi thuộc các phường: An Tảo, các xã Trung Nghĩa, Bảo Khê, Phú Cường, Hùng Cường. Đây là khu vực phát triển mới, bổ sung một số chức năng đô thị của thành phố.

Khu vực 4: Khu cải tạo nâng cấp phía Nam

Quy mô dân số khoảng 50.000 người đến năm 2035, diện tích khoảng 1.306 ha. Khu vực này gồm các xã Phương Chiểu, Hồng Nam, Quảng Châu, Tân Hưng, Hoàng Hanh. Được nâng cấp, cải tạo, gìn giữ không gian vườn quả, cây trái nhằm bảo tồn vùng nhãn Hưng Yên.

Khu vực 5: Khu vực xanh ven sông, du lịch

Quy mô dân số khoảng 10.000 người, diện tích 2573 ha. Phạm vi thuộc các phường như Lam Sơn, Hiển Nam, Minh Khai, Hồng Châu và các Xã: Phú Cường, Hùng Cường, Quảng Châu, Hoàng Hanh, Tân Hưng. Khu vực này chủ yếu tập trung phát triển các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái, nhà ở, kết hợp phát triển nông nghiệp, du lịch đường thủy trên sông Hồng, khu di tích quốc gia.

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hưng Yên

Giao thông đối ngoại:

  • Đường bộ: Nâng cấp, cải tạo các tuyến Quốc lộ 38, Quốc lộ 38B, Quốc lộ 39. Tuyến đường bộ nối hai đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Cầu Giẽ – Ninh Bình.
  • Bến xe đối ngoại, bãi đỗ xe: Chuyển đổi bến xe hiện tại thành bến xe bus sau khi xây dựng mới 01 bến xe tại khu vực xã Trung Nghĩa
  • Đường sắt: Định hướng xây dựng tuyến đường sắt nội vùng, Hà Nội – Hưng yên, chạy dọc hành lang đường nối 2 cao tốc
  • Đường thủy: Nạo vét khai thông dòng chảy tuyến sông Hồng để phục vụ vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, tạo nên trục giao thông đường thủy phục vụ du lịch, cảnh quan thành phố.
-
Bản đồ quy hoạch giao thông TP Hưng Yên 

Định hướng giao thông đô thị: Cơ bản giữ nguyên cấu trục mạng lưới đường trong khu vực nội đô, thiết kế mới bổ sung trong khu vực xây mới về phí Đông sông Điện Biên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên mà bạn không nên bỏ qua. Việc nắm bản đồ quy hoạch sẽ giúp bạn ít nhiều trong việc quyết định đầu tư vào một khu vực cụ thể, nhất định trên địa bàn tỉnh.