Khi đã đặt cọc tiền mua nhà đất thì có đòi lại được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người khi mua nhà đất rơi vào các trường hợp không thực hiện được giao kết như đã thỏa thuận thắc mắc.

Đã đặt cọc tiền mua nhà đất có đòi lại được không?
Đặt cọc tiền mua nhà đất có đòi lại được không?

Thông thường khi mua nhà đất các bên thường lập hợp đồng cọc mua nhà để đảm bảo cho việc lập, ký kết và thực hiện hợp đồng mua nhà đất chính thức, nhằm tránh trường hợp phá vỡ lời hứa. Ví dụ cụ thể như nhiều người cùng muốn mua một căn nhà, nhưng người thỏa thuận đặt cọc trước thì sẽ được chủ nhà ưu tiên quyền mua hơn những người khác. Vậy thì nếu thỏa thuận không được thực hiện thì người đặt cọc tiền nhà có đòi lại tiền cọc được không? Hãy cùng giải đáp trong bài viết này nhé!

Xem thêm căn hộ Takashi Ocean Suite tại đây

Lý do khiến hợp đồng đặt cọc không thực hiện được

Trên thực tế các giao dịch bất động sản mua nhà đất luôn tồn tại nhiều vấn đề có thể phát sinh bất ngờ. Điều này có thể dẫn đến mong muốn giữa các bên không thể thực hiện đúng và buộc phải kết thúc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc mua nhà đất. 

Sau đây là một số lý do thường gặp khiến hợp đồng đặt cọc không thực hiện được:

  • Bên bán vì lý do nào đó không còn muốn bán nhà đất nữa. Hoặc bên bán gặp vấn đề về tranh chấp sở hữu dẫn đến hợp đồng mua bán không thể được thực hiện theo đúng quy định.
  • Hết thời hạn đặt cọc nhưng bên bán không tiến hành các thủ tục pháp lý làm kéo dài thời gian,…
  • Bên mua không muốn nhận chuyển nhượng nhà đất nữa vì lý do cá nhân như: do thiếu hụt tài chính hoặc do lựa chọn được nhà, đất khác ưng ý hơn.
  • Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất vô hiệu vì không đáp ứng được điều kiện luật định.
  • Cả hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng đặt cọc vì lý do khách quan,…
Đã đặt cọc tiền mua nhà đất có đòi lại được không?
Có nhiều lý do khác nhau khiến hợp đồng đặt cọc mua nhà đất bị kết thúc.

Vậy có rất nhiều lý do khác nhau có thể khiến cho hợp đồng đặt cọc bị chấm dứt. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người quan tâm nhất là khi đã phá vỡ giao kết thì tiền đã đặt cọc có lấy về được không? Trong trường hợp nào thì lấy tiền lại được và có lấy lại được toàn bộ số tiền đặt cọc hay chỉ lấy lại được một phần? Hãy cùng tìm hiểu từng trường hợp cụ thể ngay bên dưới nhé!

Những trường hợp được và không được lấy lại tiền cọc mua nhà đất

Khi giao dịch mua bán có các trường hợp giao dịch đúng quy định và giao dịch bị vô hiệu cụ thể như sau:

Giao dịch mua bán nhà đất đúng quy định

Khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất đúng quy định thì sẽ có thể lấy lại được tiền cọc mua nhà đất. Cụ thể có 3 trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Các bên tiến hành giao kết hoặc thực hiện hợp đồng đúng như thỏa thuận. Lúc này số tiền cọc thường sẽ được trừ vào phần tiền nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng chính thức.
  • Trường hợp bên mua từ chối không tiếp tục thực hiện như hợp đồng đặt cọc thì sẽ không nhận lại được số tiền cọc đã bỏ ra.
  • Nếu trường hợp không thực hiện được giao dịch xuất phát từ bên người bán thì người mua nhà đất sẽ được nhận lại tiền cọc và một khoàn tiền đền bù gọi là tiền phạt cọc. Các bên có thể thỏa thuận về số tiền phạt cọc này, nếu không thì mức thấp nhất sẽ là khoản tiền bằng với số tiền đã đặt cọc.

Ngoài ra cũng có khả năng hợp đồng đặt cọc mua nhà đất không thể thực hiện được vì lý do khách quan. Nếu thật sự lý do không phải là từ ý chí chủ quan của một trong 2 bên như trong thời hạn hợp đồng, mà quyết định của cơ quan nhà nước làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên có thể sử dụng phương án thương lượng. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có thể giải quyết vấn đề liên quan đến số tiền đặt cọc. Trường hợp này đã được thể hiện trong Án Lệ số 25/2018/AL.

Giao dịch mua bán nhà đất thuộc trường hợp vô hiệu

Theo điều 131 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 có nêu rõ: “Khi giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đồng thời phải hoàn trả lại cho nhanh những gì đã nhận”.

Trường hợp khi hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất bị pháp luật quy định là vô hiệu nghĩa là tài sản không đủ điều kiện để giao dịch mua bán, hình thức hợp đồng không được đảm bảo, không được công chứng,… Lúc này nghĩa vụ của các bên là hoàn trả số tiền cọc cho nhau. Bên bán nhận số tiền đặt cọc mua nhà đất bao nhiêu thì hoàn trả lại cho bên mua đúng số đó.

Đã đặt cọc tiền mua nhà đất có đòi lại được không?
Khi giao dịch mua bán nhà đất thuộc trường hợp vô hiệu thì người bán cần phải trả cọc lại cho người mua.

Trong trường hợp bên bán không chịu trả cọc thì bên mua có thể đòi lại tiền đặt cọc mua nhà đất bằng cách yêu cầu tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc đứng ra giải quyết. Một số trường hợp bên bán muốn lợi dụng để chiếm đoạt số tiền đặt cọc của bên mua thì có thể trình báo vụ việc này đến công an để giải quyết theo hướng hình sự.

Khi muốn khởi kiện để đòi tiền cọc mua nhà đất thì cá nhân có thể nộp hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Các tài liệu, chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng đặt cọc, các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc).
  • Các thông tin của bên khởi kiện:
    • Nếu là cá nhân thì cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước; Hổ khẩu gia đình có công chứng.
    • Các hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp, điều lệ hoạt động. (Bản sao có chứng thực).
    • Nếu là pháp nhân thì cần thêm: Bản kê các loại tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện. Trong đó ghi rõ số lượng bản chính, bản sao.

Kết luận

Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ được trường hợp nào được trả và không được trả tiền đặt cọc mua nhà đất. Chúc các bạn có quyết định đúng đắn trong việc mua bán nhà đất của mình. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kinh doanh mua bán bất động sản thì hãy liên hệ ngay với Gia An Property qua Hotline: 0947 826 686 hoặc thông qua website: http://giaanproperty.vn/